Đại dịch Covid-19 cùng với tình trạng áp lực cuộc sống ngày càng lớn càng khiến chúng ta nhận ra tầm quan trọng của việc có một sức khỏe tốt cả về mặt thể chất và tinh thần. Đây cũng chính là thời điểm xu hướng nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe lên ngôi như một liệu pháp hữu hiệu giúp cân bằng cơ thể. Vậy xu hướng nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe là gì? Hãy cùng MP-HOLDINGS tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.
1.Xu hướng nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe là gì?
[ảnh]
Xu hướng du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe lên ngôi sau đại dịch Covid-19
Xu hướng nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe là việc kết hợp hình thức du lịch truyền thống và chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất phù hợp với từng lứa tuổi nhằm mục đích nâng nâng cao sức khỏe và tăng cường hạnh phúc.
Cụ thể, du lịch chăm sóc sức khỏe không tập trung nhiều vào các hoạt động tham quan mà đẩy mạnh những trải nghiệm có lợi cho sức khỏe như tắm khoáng nóng, đạp xe, thiền, yoga hay massage. Đồng thời hướng người du lịch đến thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Không đơn thuần là một chuyến đi với những dịch vụ chăm sóc tốt cho thể chất mà những trải nghiệm thú vị trên cũng là một liệu pháp trị liệu hoàn hảo cho tinh thần, giúp bạn tạm quên đi những căng thẳng của cuộc sống, lấy lại cảm hứng hiệu quả.
[ảnh]
Những dịch vụ chăm sóc sức khỏe được kết hợp trong chuyến du lịch
[ảnh]
Thư giãn tại suối nước nóng Nhật Bản
2.Xu hướng nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe trên thế giới
Đây là một loại hình du lịch không còn mới đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia đầu tiên đi đầu trong loại hình này phải kể đến là Nhật Bản với hình thức tắm Onsen, Hàn Quốc với tắm đá muối hay các tour du lịch kết hợp thiền và yoga tại Ấn Độ và Thailand. Các quốc gia này đã khai thác rất tốt những tiềm năng phát triển của khu vực, đẩy mạnh triển khai đúng thời điểm nhu cầu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe của mọi người tăng cao.
Dựa trên báo cáo của tổ chức Global Wellness Institute (GWI), ngành du lịch chăm sóc sức khỏe toàn cầu từ năm 2017-2021 đã đạt 639 tỷ USD và sự kiến sẽ tăng lên 919 tỷ USD vào năm 2024. Và trong 5 năm trở lại đây, Châu Á luôn đứng đầu về số lượng chuyến đi lẫn doanh thu từ du lịch chăm sóc sức khỏe. Và điều đáng chú ý là những địa điểm phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe không phải là những khu vực trung tâm mà là những vùng được coi là “hẻo lánh” đang dần được khai thác.
3.Tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam
Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe như: đường bờ biển dài, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và có nền y học cổ truyền với hệ thống nguồn thảo dược quý cùng hệ thống suối nước nóng tự nhiên lớn, đặc biệt khí hậu cận nhiệt đới, ẩm thực phong phú và chi phí du lịch thấp hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia Châu Á khác – tương thích với nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.
[ảnh]
Xếp hạng kinh tế chăm sóc sức khỏe ở từng quốc gia
Ngoài tiềm năng về nền tảng tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất thì Việt Nam có sức tiêu thụ và mức chi tiêu cho loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe tương đối cao. Các tầng lớp trung lưu và thượng lưu phát triển ngày một nhiều.
Khai thác được những tiềm năng trên, hiện nay ở Việt Nam cũng có rất nhiều khu nghỉ dưỡng theo hướng chăm sóc sức khỏe như du lịch suối khoáng nóng khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng Onsen Quang Hanh-Quảng Ninh, khu đô thị Onsen Beauty Quảng Xương-Thanh Hóa và Khu đô thị nghỉ dưỡng Wyndham Thanh Thủy-tỉnh Phú Thọ khai thác theo mô hình Onsen của Nhật Bản hay một số khu du lịch có cung cấp dịch vụ tắm bùn, spa, xông hơi, massage như Trăm Trứng (Khánh Hòa), V-resort (Hòa Bình), khu du lịch khoáng nóng Sài Gòn-Bình Châu (Vũng Tàu).
[ảnh]
Du lịch chăm sóc sức khỏe ngày càng được đẩy mạnh tại Việt Nam
Bên cạnh tiềm năng cũng tồn tại rất nhiều thách thức cho xu hướng nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên đây là một cơ hội đầu tư và phát triển bền vững với tiềm năng cực kỳ lớn. MP-HOLDINGS tin tưởng rằng: “Chúng tôi sẽ đón đầu xu thế và tạo ra những khu đô thị nghỉ dưỡng sức khỏe chất lượng, phục vụ phần lớn khách du lịch không chỉ riêng thị trường Việt Nam mà cả thị trường quốc tế”.